Lưu ý về sức khoẻ khi đi máy bay

Để đảm bảo cho các bạn có chuyến máy bay an toàn và tốt đẹp Phòng vé máy bay VNTC chia sẻ một vài kinh nghiệm để đảm bảo sức khoẻ cho các bạn khi lên máy bay . Ở độ cao hàng nghìn mét và tốc độ di chuyển hàng trăm km/h, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe, nhất là trong những chuyến đi dài.
Những lưu ý về sức khỏe khi đi máy bay
Những lưu ý về sức khỏe khi đi máy bay

Tìm Chuyến Bay Giá Rẻ

Khi máy bay cất cánh hoặc đang hạ cánh, tai bạn có thể bị ù, nhất là khi bạn đang đau đầu. Bạn nên luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra.
Khi đi máy bay, bạn nên mang theo những giấy tờ cần thiết gồm: vé, hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với yêu cầu của chính quyền sở tại.

Những thủ tục tại sân bay sẽ được bắt đầu sớm hơn 2 giờ và kết thúc trước giờ bay theo lịch 30 phút. Khi đi, bạn không được mang trong hành lý chất khí lỏng, rắn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, từ tính. Hành lý miễn cước tùy theo hãng máy bay có thể từ 20kg đến 70kg.

Hành lý xách tay được mang theo tối đa 2 kiện với trọng lượng không quá 5 kg, mỗi kiện không vượt quá kích thước 45 cm x 30 cm x 24 cm. Hành khách phải xác nhận tại chỗ chậm nhất 24 giờ trước bay, nếu không có chỗ ngồi có thể bị hủy bỏ. Nếu ai muốn bỏ chỗ, phải gọi điện thoại thông báo cho trung tâm giữ chỗ của hãng máy bay biết.
Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài, khi cơ thể bạn bị mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, bạn sẽ có cảm giác mệt, rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ và đầy bụng...

Trước khi đi 3 ngày, du khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Hôm sau ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

Những trường hợp cần lưu ý

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bị bệnh tim nặng đến giai đoạn hiểm nghèo như suy tim có triệu chứng tím tái hoặc bị tắc mạch vành hay nhồi máu cơ tim không nên đi máy bay. Nếu bị nhồi máu cơ tim, không có biến chứng thì 3 tuần sau khi lành bệnh có thể bay được.

Người bị huyết áp cao không kiềm chế được; người có bệnh cao huyết áp (trên 230/130mmHg) hoặc những người có bệnh huyết áp thấp (80/50mmHg) không nên đi máy bay. Bệnh nhân tiểu đường, nhất là type 1, nếu phải bay qua nhiều múi giờ thì nên mang insulin nhiều hơn nhu cầu một chút, cùng với máy thử đường và vài viên kẹo.

Người mới mổ ghép nối động mạch tim mà không có biến chứng cũng nên đợi 2 tuần mới bay. Với các phẫu thuật khác như ở bụng, ngực, nên đợi lành hẳn vết mổ, đại tiểu tiện thông suốt. Sự thay đổi áp suất trong máy bay và không khí khô có thể ảnh hưởng tới người vừa được điều trị cườm mắt, thay ghép thủy tinh thể. Do đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay.

Người hay bị khô mắt nên mang theo nước mắt nhân tạo, đặc biệt là những ai mang kính áp tròng hoặc bị viêm ngứa. Trẻ sơ sinh dưới 14 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ 32 tuần tuổi trở lên, phụ nữ ngay sau khi sinh cũng không nên đi máy bay

Tác giả: MS HONG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi